TIN TỨC - SỰ KIỆN
Sáu tháng đầu năm 2023, Thủ đô thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, giá năng lượng thế giới tăng cao,... Trong bối cảnh đó, hệ thống chính trị Thành phố đã tích cực vào cuộc với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế theo mục tiêu đã đề ra. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm là 220.121 tỷ đồng (đạt 62,4% dự toán, bằng 122,9% so với cùng kỳ); tăng trưởng duy trì 5,97%, thu hút đầu tư xã hội tăng khá, đạt 9,0% cao hơn mức tăng cùng kỳ (8,8%),... Cùng với đó, Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được Ban Chỉ đạo (BCĐ) CVĐ Thành phố, các đơn vị thành viên và BCĐ CVĐ các quận, huyện, thị xã tích cực triển khai và đạt được những kết quả tích cực, trong đó:
BCĐ CVĐ Thành phố tổ chức tổng kết CVĐ “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô năm 2022, đề xuất khen thưởng Bằng khen UBND cho 10 tập thể, 10 cá nhân, ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tặng bằng khen cho 17 tập thể, 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện CVĐ. BCĐ CVĐ Thành phố tổ chức thực hiện Ke hoạch số 328/KH-BCĐCVĐTP ngày 27/01/2023 của BCĐ CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội về việc thực hiện CVĐ năm 2023; hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị sở, ban, ngành, BCĐ các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch thực hiện CVĐ, đánh giá kết quả triển khai thực hiện CVĐ trên địa bàn, đơn vị trong quý I và sáu tháng đầu năm 2023; ban hành Kế hoạch số 357/KH-BCĐCVĐTP ngày 27/3/2023 về triến khai chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2023,...
Thực hiện sự chỉ đạo của ẸCĐ CVĐ Thành phố, các sở, ban, ngành, các tổ chức thành viên, BCĐ các quận, huyện, thị xã đã tổ chức thực hiện Cuộc vận động phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị.
- BCĐ CVĐ Thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức thành viên, BCĐ quận, huyện, thị xã tích cực tuyên truyền CVĐ đến cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân thông qua các hình thức đa dạng, phong phú như: Trên phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi,
áp phích, pano, khẩu hiệu; các buổi toạ đàm, hội thảo, hội nghị, các buổi tập huấn,...; tuyên truyền kết quả chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2022, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và Thành phố quý I, 6 tháng đầu năm 2023 lồng ghép với những nội dung liên quan của CVĐ,...; tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền chương trình bình chọn Hàng Việt nam được người tiêu dùng yêu thích” tại báo Hà Nội Mới.
Thành phố triển khai việc đảm bảo bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đản, góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
Từ dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đến nay, tình hình cung - cầu thị trường ổn định, hàng hóa dồi dào, lưu thông thuận lợi đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân Thủ đô. Sở Công thương đã phê duyệt 37 đơn vị thực hiện Chương trình bình ổn hàng hóa, trong đó có 16 đơn vị đến từ 4 tỉnh, thành phố: Bắc Kạn, Nghệ An, Bắc Giang, Vĩnh Long đưa hàng hóa bình ổn thị trường tới hơn 13.800 điểm bán trên địa bàn Thành phố và hơn 37.000 điểm bán tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duy trì, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn với 159 chuỗi, trong đó có 53 chuỗi sản phẩm động vật và 106 chuỗi sản phẩm thực vật,...
BCĐ CVĐ Thành pho và các đơn vị thành viên tổ chức thành công nhiều chương trình, hội chợ, tuần hàng Việt giới thiệu, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm OCOP đã trở thành điểm nhấn trong thực hiện CVĐ
Thành phố tổ chức đánh giá, xếp hạng đối với 1.649 sản phẩm OCOP, trong đó có 20 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.098 sản phẩm đạt 4 sao, 534 sản phẩm đạt 3 sao. Hiện UBND Thành phố đang xem xét, phê duyệt thêm 518 sản phẩm OCOP năm 2022. Sở Công thương tổ chức thành công Hội chợ nông sản thực phẩm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại quận Bắc Từ Liêm với quy mô 200 gian hàng, thu hút sự tham gia của khoảng 130 doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất kinh doanh của Hà Nội và các tỉnh, thành phố; tổ chức chuỗi hoạt động triển khai Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 như: Lễ phát động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2023; Giải chạy “Vì người tiêu dùng” với sự tham gia của hơn 1.000 cán bộ, công chức, viên chức; Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm vì người tiêu dùng” với quy mô 140 gian hàng của 100 doanh nghiệp, thu hút hơn 40.000 lượt người tiêu dùng tham quan mua sắm; Tổ chức thành công 02 tuần lễ tri ân người tiêu dùng với quy mô 50 gian hàng/địa điểm tại Trung tâm thương mại BigC Thăng Long (từ ngày 18 - 22/5/2023) thu hút hơn 25.000 lượt người tiêu dùng tham quan mua sắm và D’Capital Vincom Trần Duy Hưng (từ ngày 30/5 - 03/6/2023) thu hút hơn 15.000 lượt người tiêu dùng tham quan mua săm; duy trì có hiệu quả Tông đài 024.1081 - kênh giải đáp thông tin về
Luật và các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,... Sở Du lịch sản xuất các sản phẩm lưu niệm, hàng thủ công truyền thống giới thiệu, quảng bá về du lịch Hà Nội, về du lịch làng nghề, du lịch nông nghiệp nông thôn - OCOP nhằm phục vụ các đoàn đi công tác xúc tiến trong nước và nước ngoài; thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh và quản lý du lịch, đưa các sản phẩm du lịch Hà Nội tiếp cận với thị trường khách hàng trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. BCĐ các quận, huyện, thị xã đã phối họp các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp tổ chức các hội chợ hàng Việt, phiên chợ hàng Việt, chợ hoa xuân, các chuyến đưa hàng về vùng xa trung tâm,...
Tổ chức các hoạt động về liên kết vùng, hội nghị kết nổi cung cầu, nguyên liệu đầu vào giữa Hà Nội và các tỉnh, thành pho
Sở Công thương thực hiện hiệu quả hoạt động liên kết vùng, hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công Thương năm 2023. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên giới thiệu các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, Festival, tuần lễ, hội nghị kết nối, trưng bày giới thiệu sản phẩm nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, kết nối sản phẩm nông lâm thủy sản đến các hệ thống phân phối, doanh nghiệp chế biến, người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố; tổ chức Hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường xuất khấu rau, củ, trái cây và sản phấm chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn thành pho Hà Nộĩ',... Liên đoàn Lao động Thành phố phối họp với các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp tổ chức có hiệu quả các “Phiên chợ công nhân, phiên chợ nghĩa tình”, “Gian hàng giảm giá”, “Hội chợ hàng Việt”, “Chợ lim động”, “Siêu thị Công đoàn”,... với hàng hóa là thương hiệu Việt ở các khu đông công nhân lao động sinh sống, ưu tiên tổ chức tại các Khu công nghiệp, chế xuất, khu nhà trọ, nhà ở công nhân,... Hội Nông dân Thành phố chỉ đạo các huyện, thị xã phối hợp tổ chức tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu và phối họp xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương.
Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
Các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục tham mưu cho Thành phố triển khai việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh triển khai chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ, phát triển thương hiệu, khuyến công, phát triển làng nghề, góp phần tạo môi trường thuận lợi giúp doanh nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh: Phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố năm 2023. Sở Công thương hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố tham gia quảng bá, trưng bày sản phẩm tại Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP; tuyên truyền thực hiện Đồ án “Huy
động người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phâm và phát triển các kênh phân phổi hàng Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2020 - 2024". Sở Du lịch kết nối các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú tham gia giới thiệu các dịch vụ trong các chương trình do Thành phố phát động; phối hợp, hỗ trợ, cung cấp ấn phẩm tuyên truyền, quà tặng là hàng thủ công truyền thống nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội. Hội Cựu chiến binh Thành phố triển khai công tác phối hợp giữa Hội CCB các câp và Hội Doanh nhân CCB Thủ đô nhăm nhân rộng các mô hình CCB và các doanh nghiệp, doanh nhân CCB sản xuất, kinh doanh giỏi để giới thiệu, quảng bá sản phẩm nội địa,... Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường, đa dạng hóa thị trường; tăng cường tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị để nâng cao vị thế và uy tín của hàng hóa sản xuất trong nước; tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các hội nghị giao thương trực tuyến với tham tán thương mại và các tổ chức quốc tế như: Canada, Iran, Singapore,...; hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại thị trường ngoài nước; phối hợp tổ chức “Phiên giao dịch việc làm chuyên đề, việc làm bán thời gian" với sự tham gia phỏng vấn tuyển dụng của hơn 30 doanh nghiệp, 1.900 người lao động tìm được việc làm mới.
BCD CVĐ các quận, huyện, thị xã phối họp với chính quyền cùng cấp hỗ trợ các doanh nghiệp xác định, lựa chọn địa điểm bán hàng; đôn đốc việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, triển khai xây dựng nhãn hiệu tập thế cho sản phẩm đặc trưng, truyền thống của địa phương... Tiêu biểu như: Huyện ứng Hòa phát triển các sản phẩm làng nghề truyền thống; huyện Thanh Trì vận động nông dân sản xuất rau sạch, rau an toàn có đăng ký mã vạch với Sở Công Thương; huyện Thanh Oai có 6 mặt hàng được công nhận nhãn hiệu tập thể; huyện Đông Anh xây dựng Đe án “Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nồng nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020 - 2025, theo bộ tiêu chí đảnh giá, phân hạng OCOP"\ huyện Phúc Thọ quảng bá, tuyên truyền hàng Việt Nam chất lượng cao như làng nghề thú nhồi bông Tam Hiệp, rau an toàn Vân Phúc, Thanh Đa,...
Công tảc quản lỷ thị trường
Thành phố chỉ đạo các đơn vị kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi lợi dụng chính sách ưu đãi, kích cầu, khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam của Nhà nước để trục lợi, kinh doanh, tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phàm,... đặc biệt là hàng hóa nhập lậu giá rẻ từ nước ngoài gắn nhãn mác của các nhà sản xuất trong nước có uy tín nhằm thu lợi bất chính. Chỉ đạo đẩy mạnh sử dụng mã hình QR để truy xuất nguồn gốc trực tuyến các sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên địa bàn Thành phố, hướng dẫn các doanh nghiệp về truy xuất nguồn gôc trực tuyên sử dụng mã hình QR in trên tem chống giả theo “Quy trình xác thực chổng hàng giả".
Cục Quản lý thị trường chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường kiêm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi lợi dụng chính sách ưu đãi, kích cầu, khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam của nhà nước để trục lợi, kinh doanh, tiêu thu thụ hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm,... Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 2.713 vụ, tổng xử lý 2.554 vụ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác thanh, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm; thấm định, xếp loại 40 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố; tổ chức thanh tra, kiểm tra 105 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, phát hiện và xử lý 07 cơ sở vi phạm với số tiền: 91.099.510 đồng,...
Kết quả Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích ”
BCĐ CVĐ Thành phố và các đơn vị thành viên tăng cường tuyên truyền kết quả chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2022; biên tập cuốn ấn phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022” nhằm quảng bá, giới thiệu 213 sản phẩm, dịch vụ của 150 doanh nghiệp đạt danh hiệu; ban hành Kế hoạch số 357/KH-BCĐCVĐTP ngày 27/3/2023 của BCĐ CVĐ Thành phố về triển khai chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2023.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm Hà Nội (check.hanoi.gov.vn) đã hỗ trợ hướng dẫn và cấp tài khoản tham gia quản lý và duy trì hệ thống quản lý cho trên 3.246 cơ sở là các doanh nghiệp, họp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông lâm sản và thủy sản; cửa hàng kinh doanh trái cây đã được cấp biển nhận diện trái cây an toàn với trên 12.802 bộ mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản đủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm lên Hệ thống, 100% các chuỗi cung ứng thực phấm an toàn trên địa bàn Thành phố đã ứng dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Sở du lịch triển khai phần mềm cơ sở dữ liệu của toàn ngành du lịch (dulich.myhanoi.vn) và đưa vào khai thác từ đầu năm 2023, gồm: khách du lịch; bản đồ số du lịch; tài nguyên, di sản và sản phẩm du lịch; dịch vụ mua sắm; dịch vụ ăn uống; dịch vụ vui chơi, giải trí trên địa bàn; doanh nghiệp lữ hành; cơ sở lưu trú du lịch; sự kiện vãn hóa, du lịch, thể thao; dịch vụ chăm sóc sức khỏe - y tế; hướng dẫn viên, thuyết minh viên; văn phòng đại diện nước ngoài; phương tiện vận chuyến khách du lịch: hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy...
Liên đoàn lao động tố chức chuyến 07 chuyến “Xe siêu thị đoàn viên Công đoàn” chở những mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo, dầu ăn, gia vị, nước
mắm, nước giặt cùng nhiều hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt gia đình đã đến với gần trên 2.000 người lao động có hoàn cảnh khó khăn hỗ trợ nhiều mặt hàng có chất lượng nhưng được ưu đãi về giá từ 20 - 40%, hoặc được mua 1, tặng 1 tại “Xe siêu thị đoàn viên Công đoàn".
- BCĐ CVĐ các quận, huyện, thị cũng triển khai nhiều mô hình điểm như: Thanh Xuân với mô hình thay đổi hành vi trong an toàn thực phẩm nhằm đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trong của an toàn thực phẩm trong chế biến, sử dụng thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, hạn chế túi nilon; Thanh Trì với mô hình nuôi cá theo ứng dụng VietGap, khôi phục và phát triển nghề Nón lá khâu tay Vĩnh Thịnh, mô hình hợp tác xã may Vĩnh Trung,...
*
* *
về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh thực hiện CVĐ 9 tháng cuối năm 2023, BCĐ CVĐ TP xác định tập trung triển khai các nội dung sau:
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự phối hợp của chính quyền, đổi mới nội dung, phương thức, tăng cường công tác tuyên truyền CVĐ, trọng tâm là triển khai Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/10/2021 của Chính phủ về tăng cường thực hiện CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới. Chú trọng tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh sản phẩm, hàng hóa Việt Nam chất lượng cao, nhất là các sản phẩm, dịch vụ được bình chọn, công nhận “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích", tích cực đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; tuyên truyền, nhân rộng các mô hình điển hình, tôn vinh tổ chức, cá nhân, sản phẩm được công nhận hàng Việt Nam chất lượng cao; tổ chức các chương trình tọa đàm, phóng sự,...
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thương mại, bình ổn thị trường, đưa hàng Việt đến người tiêu dùng. Triển khai các hội chợ, chương trình khuyến mại, giảm giá, chương trình kích cầu nội địa, kết nối giao thương, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng Thành phố theo Ke hoạch hoạt động năm 2023 đã xây dựng của các sở, ngành, đơn vị thành viên. Tổ chức hiệu quả các nội dung hoạt động hỗ trợ quảng bá, kết nối tiêu thụ trái cây, nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm mùa vụ có khó khăn trong việc tiêu thụ.
- Triển khai chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" năm 2023. Phát hành cuốn sách Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn: Gắn hoạt động của CVĐ với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của Thành phố; cùng Thành phố và các sở, ban, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tập trung kết nối cung - cầu.
Tiếp tục rà soát, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, tăng cường giới thiệu, kết nối đế sản phấm đi sâu vào đời sống dân cư, tạo thói quen tiêu dùng; hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kích cầu tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thị trường, giá cả sản phẩm chống hàng giả, hàng kém chất lượng, phòng chống buôn lậu, hàng cấm và gian lận thương mại, góp phần kiềm chế lạm phát, bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
- Tăng cường phối họp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành Thành phố và các địa phương, phân công trách nhiệm các thành viên trong BCĐ CVĐ Thành phố, đảm bảo phù họp theo chức năng và nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị./.